Nhằm hướng tới kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường THPT Kim Động và chào mừng kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, trường THPT Kim Động phát động phong trào “Hội học, hội giảng” đến toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh.

“Hội học, hội giảng” là một trong những nét đẹp của giáo dục nhằm khuyến khích, động viên giáo viên và học sinh tích cực rèn luyện, hỏi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời phong trào cũng là cơ hội để cán bộ giáo viên thể hiện sự sáng tạo, đổi mới các phương pháp dạy học tích cực, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ đồng nghiệp từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung.

Mặt khác, trong những năm qua trường THPT Kim Động không ngừng đổi mới trong hoạt động dạy và học nhằm thực hiện đổi mới mục tiêu giáo dục đào tạo phát triển toàn diện thế hệ trẻ cả đức, trí, thể, mỹ, khơi gợi và phát huy những năng lực của học sinh. Hội học, hội giảng đã thu hút sự tham gia đông đảo và nhiệt tình của các thầy cô giáo. Nhiều tiết dạy sinh động hấp dẫn với các phương pháp dạy học tích cực đa dạng, phong phú được sử dụng linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

Các tiết học dạy theo phương pháp đổi mới, giáo viên không còn là “trung tâm” của tiết học mà “học sinh” mới là trung tâm. Trên cơ sở sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên các em học sinh được tự tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội kiến thức. Do đó các tiết học diễn ra sôi nổi trong không khí vui vẻ, cởi mở. Các em học sinh phát huy tinh thần làm việc nhóm hiệu quả từ đó rèn luyện cho các em tinh thần đoàn kết, làm việc tập thể tạo nên hiệu quả cao.

Tất cả các tiết dạy đều ứng dụng công nghệ thông tin, đồ dùng trực quan sinh động, sáng tạo. Nhiều thầy cô còn tự chuẩn bị đồ dùng trực quan cho tiết học hết sức sáng tạo từ những vật dụng có sẵn. Điều đó thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình say mê yêu nghề của các thầy cô giáo. Mỗi môn học tham dự hội thi cho chúng ta những trải nghiệm khác nhau hết sức thú vị. Với môn vật lý lớp 11 của cô Nguyễn Thị Vân, cô đã thiết kế giờ dạy thành trò chơi “đường lên đỉnh Olympia” hấp dẫn với 4 phần thi: khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc, về đích. Lớp được chia thành 4 đội với sự tham gia nhiệt tình, hào hứng của tất cả học sinh. Các em hứng thú làm bài và cạnh tranh tạo nên sự sôi nổi, thú vị của tiết học.

Tiết hóa học “Axit Sufuric” của cô Lê Thị Dịu diễn ra đầy hào hứng, hấp dẫn với phương pháp góc. Cả lớp được chia làm 6 nhóm, cứ 2 nhóm làm chung một nhiệm vụ chia thành các góc: góc phân tích, góc quan sát, góc thực hành. Ở góc phân tích học sinh trên dựa trên sách giáo khoa chỉ ra tính chất vật lí, tính chất hóa học, các phản ứng của Axit Sufric. Ở góc quan sát, học sinh sử dụng laptop yêu cầu học sinh quan sát các thí nghiệm, phản ứng hóa học rồi chỉ các các tính chất đặc trưng của Axit Sufric. Ở góc thực hành học sinh được trực tiếp làm các thí nghiệm hóa học với Axit Sufric. Tất cả các nhóm viết lại kết quả lên giấy A0. Mỗi nhóm làm 1 hoạt động góc trong 7 phút rồi quay vòng làm lần lượt đủ 3 góc. Với phương pháp trên học sinh được trực tiếp trải nghiệm với nhiều cách tiếp cận khác nhau nhằm rút ra được nội dung bài học. Cuối cùng giáo viên trên kết quả làm việc của các nhóm lên bảng và kết luận. Đây thực sự là một tiết học khá thú vị.

Ảnh. Học sinh trong góc phân tích

 

Ảnh . Học sinh trong góc quan sát

 

Ảnh . Học sinh trong góc trải nghiệm

 

Giờ văn của Đào Thị Dần cũng không kém phần hấp dẫn. “Hồi trống cổ thành” là một bài giảng văn khá khó và khô khan nhưng thông qua cách tổ chức linh hoạt của cô Dần tiết học trở nên hứng thú, sinh động. Bằng phương pháp dạy học dự án trên cơ sở sự hướng dẫn của giáo viên học sinh được tự mình thiết kế các sile tìm hiểu về nội dung bài học và cử đại diện thuyết trình trên lớp. Cách làm này góp phần phát huy khả năng sáng tạo cũng như tinh thần tập thể và khả năng thuyết trình tự tin của các em. Đây cũng là một trong những kỹ năng cần thiết để giúp các em ngày càng tự tin, sáng tạo khi bước vào cuộc sống.

Ảnh . Học sinh tự tin ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ văn

 

Với môn ngoại ngữ đây được coi là môn học khó với học sinh nói chung. Bởi đa số các em đều rất sợ môn ngoại ngữ nhưng qua các hướng dẫn nhiệt tình, dễ hiểu nhẹ nhàng của cô Nguyễn Thị Nhàn tiết học trở nên sôi nổi. Với phương pháp dạy học dự án cô giáo cho học sinh về nhà tự nghiên cứu lựa chọn một trong những chủ đề các em yêu thích nói về sở thích của bản thân sau đó phân ra các nhóm thiết kế bài pownpoit rồi lên thuyết trình bằng tiếng anh. Với phương pháp này học sinh được rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng thuyết trình trước đám đông nhằm giúp các em hãy càng trở nên tự tin hơn học tập và cuộc sống.

Ảnh. Học sinh trong tiết học ngoại ngữ

 

Ngoài ra còn rất nhiều tiết học hấp dẫn, với các phương pháp dạy học tích cực được áp dụng hiệu quả. Mỗi tiết học đem đến cho người xem những trải nghiệm khác nhau hết sức thú vị.

Có thể nói “Hội học, hội giảng” là cơ hội để các thầy cô và các em học sinh được thể hiện khả năng sáng tạo của mình. Thông qua hội thi rất nhiều thầy cô được xếp loại là giáo viên dạy giỏi cấp trường. Hội thi đã mang đến những màu sắc mới, một không khí tràn ngập niềm vui, sự phấn khởi khởi nguồn cho những kết quả tốt đẹp. Với những đam mê và nhiệt thuyết các thầy cô trường THPT Kim Động đã chắp cánh cho những ước mơ của các em bay cao, bay xa.